Loading

Bảo Hiểm công Trình Xây Dựng

1. Đối tượng được bảo hiểm công trình xây dựng :

- Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác;

- Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;

- Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;

- Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng;

- Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;

- Trách nhiệm đối với người thứ ba.

2. Phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng :

Phần I: Thiệt hại vật chất (công trình xây dựng)

Bồi thường cho các chi phí thay thế và/hoặc sửa chữa và/hoặc khắc phục bất cứ phần nào của đối tượng được bảo hiểm và/hoặc bất kỳ phần nào của tài sản được bảo hiểm bị tổn thất, thiệt hại vật chất hay bị phá huỷ dưới bất kỳ hình thức nào và bởi bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong quy tắc bảo hiểm

Phần II: Trách nhiệm đối với bên thứ ba

Người bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm trả liên quan tới:

- Thương tật hay ốm đau bất ngờ cho bên thứ ba (dù chết hay không)

- Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba,

- Chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm và các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của Nhà bảo hiểm

3.Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm công trình xây dựng

  bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được hiểu như sau:

  1. Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm.

  2. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

4.Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng

Thoả thuận bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm Quy tắc bảo hiểm này, Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm (nếu có).

5.Giấy yêu cầu bảo hiểm công trình xây dựng

Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (đính kèm theo Quy tắc bảo hiểm này) cho doanh nghiệp bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm.

6.Giấy chứng nhận bảo hiểm công trình xây dựng

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Quy tắc bảo hiểm này). 

7. Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc từ khi các hạng mục được bảo hiểm có tên trong hợp đồng bảo hiểm được dỡ xuống công trường, cho dù thời hạn bắt đầu bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể khác.

  Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm xây dựng chỉ thực sự có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản. Mức phí bảo hiểm được xác định theo Biểu phí bảo hiểm xây dựng quy định tại Phụ lục 3 và Phụ phí bảo hiểm xây dựng quy định tại Phụ lục 4 đính kèm Quy tắc bảo hiểm này.

  Đối với những bộ phận, những hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những bộ phận, những hạng mục công trình này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bàn giao hoặc đưa các bộ phận, các hạng mục công trình đó vào sử dụng.

  Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi trường hợp kéo dài thời hạn bảo hiểm đều phải được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.

  

Hotline Tư vấn: 0909.258.578
Mail:
 Xuandv@mic.vn